Giải Pháp Phòng Mối bằng Xterm IG
I. Nguyên tắc phòng, xử lý mối:
- Công trình đã bị nhiễm mối và đã được xử lý hoàn toàn bằng bả mối (cartridge bả bistrifluron) của trạm trên tường AG (above ground). Muốn phòng mối tấn công vào công trình từ bên ngoài.
- Công trình chưa bị nhiễm mối nhưng mốt số công trình kế bên, lân cận bị mối gây hại. Do đó muốn phòng mối cho công trình của mình.
II. Cách thức tiến hành:
Khảo sát hiện trạng mối gây hại, thành phần loài gây hại. Trong phương pháp sử dụng bả, việc xác định loài gây hại là bước quan trọng để có thể ứng dụng phương pháp phù hợp nhất.
Tính toán số lượng trạm IGs dựa trên chu vi của công trình:
Trạm nhựa IG được chôn với khoảng cách mỗi 3 m dài cho 1 trạm, bao quanh công trình, cách tường từ 30-50cm. Tiến hành đo chu vi của công trình cần chôn trạm và đánh dấu các vị trí chôn trạm. Lưu ý cần thực hiện đúng khoảng cách đặt giữa các trạm, để có được xác suất mối vào các trạm là cao nhất.
Cách thức đặt trạm:
Sử dụng các dụng cụ khoan bằng tay (auger) hoặc các máy khoan rút lõi bê tông (trong xây dựng) để khoan tạo lỗ chôn với kích thước phù hợp với các trạm IGs tại các vị trí đã được đánh dấu.
Tiến hành khoan từ mặt đất vào trong nền với độ sâu lớn hơn 23 cm (chiều dài thân trạm).
Tiến hành đặt các trạm IGs vào lỗ khoan sao cho phần thân trạm nằm hoàn toàn trong đất và vành nắp trạm được cố định trên mặt đất .
Đặt gỗ vào bên trong trạm, đóng nắp kín và ký hiệu trạm cho mục đích theo dõi.
Lần kiểm tra hoạt động của mối trong trạm IGs đầu tiên được tiến hành trong vòng 4 tuần đầu sau khi chôn trạm. Sau đó tiến hành kiểm tra định kỳ với mỗi 4-8 tuần.
Khi có dấu hiệu của mối tấn công vào công trình, tiến hành đặt bả mối Xterm (cartridges bả) để xử lý mối. Sau khi mối đã được xử lý hoàn toàn, tiến hành theo dõi định kỳ từ 4-8 tuần (tương tự bước 4 – kiểm tra, theo dõi).
Có thể bạn quan tâm:
Tư vấn sâu hơn về phòng chống mối cho công trình xây dựng nhà bạn