Kiến thức khoa học
về Rắn lục đuôi đỏ
Trimeresurus albolabri
Các đặc tính sinh học của Rắn lục đuôi đỏ
Nhận diện
Đầu rắn lục đuôi đỏ có dạng hình tam giác, thân màu xanh lá, đuôi màu đỏ cam. Chiều dài con đực tối đa 60cm, con cái dài 81cm, chiều dài đuôi con đực 12cm, con cái 13cm. Cân nặng trung bình khoảng 300 gram, có những con sống lâu nặng gần 500 gram
Môi trường sống
Chúng thích ở trên cây trong rừng núi, bụi rậm hay những mảnh đất bỏ hoang, trong ùm cỏ và rừng trúc.
Chúng hoạt động cả ngày và đêm, nhưng thường hoạt động nhiều về đêm. Thường treo mình trên cành cây, chờ con mồi xuất hiện và tấn công. Thức ăn ưa thích là ếch, nhái, chuột, thằn lằn, nòng nọc…Chúng bị kích thích bởi ánh lửa, nếu có lửa sẽ tự động tấn công (tập tính vồ lửa).
Có tập tính ngủ đông của loài bò sát: Từ tháng 11 đến tháng 2.
Sinh sản
Đây cũng là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
Mỗi lứa đẻ gồm từ 7 đến 16 rắn con có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành, dài 12 - 18cm
Nọc độc
Rắn lục đuôi đỏ là nhóm có nọc độc gây rối loạn đông máu và gây xuất huyết (tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, khiến máu không đông và không đóng miệng vết thương). Nọc độc của chúng được xếp vào nhóm cực độc, chỉ sau loài rắn hổ mang, và trong quá trình mang thai độ độc tăng gấp nhiều lần.