Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS
Rắn hổ mang bành

Kiến thức khoa học
về Rắn hổ mang bành

Rắn hổ mang bành
Tên khoa học

Naja siamensis

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Rắn hổ mang bành

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Rắn hổ mang bành

Rắn hổ mang bành

Nhận diện

Là loài rắn hổ mang có cơ thể chúng khá dày, kích thước không lớn lắm, thường dài từ 90 – 120 cm, một số con đặc biệt có thể dài tới 160 cm. Màu sắc cơ thể của loài này có thể thay đổi từ màu xám sang màu nâu đen, với các đốm trắng hoặc sọc. Các đốm trắng có thể phủ hầu hết của con rắn. 

Hành vi

Chúng là loài rắn có nọc độc gây chết người. Rắn hổ mang này thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền nam.

Loài rắn hổ mang này có khả năng phun nọc độc gây nguy hiểm cho đối thủ từ xa chứ không cần cắn trực tiếp. Nếu bị chúng phun nọc vào mắt, bạn có thể bị mù tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn.

Chúng chủ yếu hoạt động về đêm. Khi bị đe dọa vào ban ngày, chúng khá hiền lành và thường kỵ đối đầu, chỉ chui lủi rồi trốn thoát.

Tuy nhiên, khi đêm xuống thì ngược lại, loài rắn hổ mang này rất hung hãn và sẵn sàng tấn công đối phương.

Sinh sản

Cũng như các loài rắn hổ mang khác, rắn hổ mèo đẻ trứng sau khoảng 100 ngày thụ thai, nhưng chúng chỉ đẻ từ 12 – 20 trứng/lần. Trứng sẽ nở sau 1,5 – 2 tháng và rắn con sinh ra đã có đầy đủ bộ phận, nọc độc cũng như tính hiếu thắng như con trưởng thành.  Rắn con dài khoảng 12–20 cm và có thể sinh sống độc lập. Vì vậy rất cẩn thận khi tiếp cận với chúng.