Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Công trình nào cần chống mối? Các biện pháp chống mối hiệu quả

04 tháng 08
Công trình nào cần chống mối đang là nổi băn khoăn của nhiều người? Vậy cách xác định các công trình cần chống mối và các biện pháp chống mối được tiến hành ra sao? PCS sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giải đáp các thắc mắc này đến cho bạn trong bài viết dưới đây.

Cách xác định công trình nào cần chống mối?

Dưới đây là một số tiêu chí xác định công trình nào cần chống mối. Bạn nên đọc để biết cách chống mối công trình hiệu quả nhé.

Tiêu chí

Số điểm

Nhóm mối gây hại

Nhóm mối gỗ ẩm: 6 điểm

Nhóm mối gỗ khô: 4 điểm

Nhóm mối đất: 2 điểm

Kết cấu gỗ trong công trình

Có kết cấu chịu lực bằng gỗ: 6 điểm

Có kết cấu bằng gỗ nhưng không phải là các kết cấu chịu lực: 4 điểm

Không có kết cấu bằng gỗ: 2 điểm

Hiện vật, tài liệu lưu trữ trong công trình

Hiện vật, tài liệu là di tích, tài liệu trong kho lưu trữ, thư viện hoặc các thành phẩm quý hiếm có chứa xen-lu- lô cần được bảo quản lâu dài: 6 điểm

Hiện vật, tài liệu được quy định cần được bảo quản lưu trữ có thời hạn (theo quy định của nhà nước): 4 điểm

Hiện vật, tài liệu thông thường được bảo quản lưu trữ không quy định thời hạn: 2 điểm

Hệ thống cáp điện, thông tin trong công trình

Hệ thống cáp thông tin và điện ngầm với vỏ cáp bằng chất dẻo tổng hợp: 3 điểm

Hệ thống cáp thông tin và điện nổi với vỏ cáp bằng chất dẻo tổng hợp: 2 điểm

Hệ thống cáp thông tin và điện với vỏ cáp kim loại: 1 điểm

Đồ nội thất

Đồ nội thất bằng loại gỗ cần được bảo quản (theo TCVN 7958-2017): 3 điểm

Đồ nội thất bằng loại gỗ không cần bảo quản (theo TCVN 7958-2017): 2 điểm

Đồ nội thất không phải bằng gỗ : 1 điểm

                 Bảng tiêu chí chấm điểm cho công trình cần chống mối 

Các công trình được phân loại thành 4 loại theo thang điểm như sau:

  • Loại A là những công trình có yêu cầu phòng chống mối đặc biệt cao, với tổng điểm từ 12 điểm trở lên. Để đảm bảo an toàn, các biện pháp phòng chống mối phải được áp dụng ngay từ khi bắt đầu thi công xây dựng.
  • Loại B là những công trình có yêu cầu phòng chống mối cao, với tổng điểm từ 8 đến 11 điểm. Tương tự, các biện pháp phòng chống mối cần được thực hiện ngay từ khi bắt đầu thi công xây dựng.
  • Loại C là những công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức thấp, với tổng điểm từ 4 đến 7 điểm. Các công trình thuộc loại này có thể xem xét áp dụng một phần các biện pháp phòng chống mối trước khi xây dựng.
  • Loại D là những công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức rất thấp, với tổng điểm dưới 4 điểm. Các công trình thuộc loại này không cần áp dụng các biện pháp phòng chống mối trước khi xây dựng.

Phân loại công trình nào cần chống mối theo từng mức độ cụ thể

Phân loại công trình nào cần chống mối cần dựa trên mức độ quan trọng và niên hạn sử dụng của công trình:

  • Loại A: Công trình đặc biệt, có niên hạn sử dụng từ 100 năm trở lên, bao gồm các nhà bảo tàng, thư viện, lưu trữ, cơ quan, văn phòng, công trình văn hóa lịch sử, nhà sản xuất, nhà kho có chứa hoặc sử dụng các thành phẩm quý hiếm có chứa xenlulô. Yêu cầu phòng chống mối mức cao.
  • Loại B: Công trình có niên hạn sử dụng từ 50 năm đến dưới 100 năm. Yêu cầu phòng chống mối mức khá, bao gồm các công trình như nhà cao tầng, các công trình đặc biệt không được phân vào loại A.
  • Loại C: Công trình có niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm, nhà ít tầng xây dựng ở vùng có mối hoạt động. Yêu cầu phòng chống mối mức trung bình.
  • Loại D: Công trình ít quan trọng, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm hoặc có niên hạn sử dụng lâu hơn nhưng xây dựng ở vùng địa lý không có mối hoạt động. Yêu cầu phòng chống mối mức thấp, bao gồm các công trình như nhà sản xuất, nhà kho làm bằng các vật liệu kết cấu không có chứa xenlulô hoặc nhà có chứa hoặc sử dụng, gia công các vật liệu thành phẩm không có chứa xenlulô.
    Công trình nào cần chống mối
    Phân loại công trình chống mối theo mức độ

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bảng phân loại công trình nào cần chống mối này chỉ là một hướng dẫn khái quát và việc xác định yêu cầu phòng chống mối cho một công trình cụ thể cần phải được đánh giá kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại công trình, vật liệu sử dụng, điều kiện môi trường xung quanh, và các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của các cơ quan chức năng.

Các loại mối thường phá hoại công trình xây dựng

Mối đất

Mối đất là loài côn trùng có thể gây ra nhiều thiệt hại nhất trong số các loài mối. Chúng xây dựng các đường hầm dày đặc để dẫn tổ của chúng đến nguồn thức ăn và bảo vệ khỏi ảnh hưởng của thời tiết. Mối đất ăn gỗ liên tục, sử dụng bộ hàm có răng cưa để cắn từng mảnh gỗ nhỏ một. Theo thời gian, chúng có thể gây phá hoại nghiêm trọng cấu trúc tòa nhà, đôi khi dẫn đến việc sập hoàn toàn.

Mối đất có kích thước phụ thuộc vào tuổi đời của chúng. Mối thợ khoảng từ một phần tám đến ba phần tám inch, và mối lính có đầu lớn hơn với những chiếc răng hàm đầy uy lực. Màu sắc của mối đất cũng khác nhau theo độ lớn, mối thợ và mối lính có màu sáng như kem và nhợt nhạt, trong khi đầu của mối lính có màu nâu.

Ba loại mối đất chính là mối thợ, mối lính và mối chúa, mỗi loại có những công việc cụ thể trong tổ của chúng và được trang bị riêng những công cụ cần thiết để hoàn thành công việc. Một số con mối có mắt, trong khi một số không.

Công trình nào cần chống mối
Mối đất (Termitidae)

Khi đàn mối lớn lên, mối chúa đẻ trứng để bổ sung nhân số và tăng kích thước của đàn mối. Sau 3 đến 5 năm, những con mối đất rời khỏi tổ để bắt đầu một đàn mối mới, và trong số ba loài mối, mối chúa là loài duy nhất có thể nhìn thấy được vì chúng phải rời khỏi tổ tối và đường hầm bùn.

Mối gỗ khô

Mối gỗ khô là một loài côn trùng thuộc họ Kalotermitidae, khác với mối đất, chúng không sống dưới lòng đất mà sống và kiếm ăn trực tiếp bên trong gỗ mà không cần độ ẩm của đất. Chúng có thể làm hỏng các đồ vật bằng gỗ như vách ngăn, mái hiên, dầm gỗ, tường và đồ nội thất. Chúng thường xây tổ trong các thớ gỗ chưa phân hủy và có độ ẩm thấp, tạo ra các đường hầm và buồng trong gỗ để sinh sống và phát triển.

Công trình nào cần chống mối
Mối gỗ khô (Drywood termites) 

Khi tìm được một nơi ở thích hợp, một cặp mối gỗ khô sẽ tiến vào đó để xây tổ. Sau khi xây tổ, chúng bịt kín lỗ thông để tránh sự phát hiện.

Trong tổ, mối chúa sẽ đẻ quả trứng đầu tiên và trứng sẽ nở ra thành những con mối lính. Thiệt hại gây ra bởi mối gỗ khô khác với mối đất, chúng đào các đường hầm và buồng trong gỗ, làm cho các vật dụng bằng gỗ trở nên yếu hơn, có thể bị rỗng ruột và sụp đổ sau một thời gian dài.

Do đó, việc phòng chống mối gỗ khô là rất quan trọng để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người.

Mối gỗ ướt

Mối gỗ ẩm là một loài côn trùng thường sống ở những vùng đất ẩm ướt gần nguồn nước hoặc tại những thân gỗ bị ẩm lâu ngày. Chúng là loài gây hại hàng đầu cho các công trình lịch sử, đặc biệt là các công trình được xây dựng hoàn toàn từ gỗ quý. Những loại gỗ này, sau một thời gian dài bị tàn phá và tác động của thời gian, sẽ trở nên mục ruỗng và ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho mối gỗ ẩm xâm nhập và phá hoại từ bên trong.

Việc phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập của mối gỗ ẩm là rất quan trọng để bảo vệ và duy trì các công trình lịch sử quý báu.

Công trình nào cần chống mối
Mối gỗ ướt (Rhinotermitidae)

Các biện pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng mới

Diệt các tổ mối trong nền đất và công trình cũ

Để đảm bảo an toàn cho công trình mới được xây dựng, cũng như bảo vệ công trình cũ khỏi sự tấn công của mối, cần loại bỏ tất cả các tổ mối có sẵn trong nền đất và công trình cũ, cũng như các tổ mối mới hình thành trong quá trình xây dựng nền và móng.

Công trình nào cần chống mối
Diệt tổ mối trong nền đất và công trình cũ 

Việc loại bỏ tổ mối cần tuân thủ các quy định về phòng chống mối công trình tại điều 7.1 và 7.2 trong TCVN 8268:2017. Trước khi bắt đầu xây dựng công trình mới trên nền đất mới hoặc nền công trình cũ có mối, cần áp dụng các biện pháp phòng chống mối theo quy định để loại bỏ tất cả các tổ mối có sẵn trong nền đất và công trình cũ. Sau đó, mới tiến hành thi công xây dựng công trình mới để đảm bảo an toàn và tránh bị tấn công của mối trong tương lai.

Sử dụng hệ thống lưới thép không gỉ

Một giải pháp phòng chống mối là sử dụng hệ thống lưới thép không gỉ. Hệ thống này tạo ra một lớp ngăn cách để ngăn mối xâm nhập từ nền lên thân công trình và từ thân công trình liền kề xâm nhập vào công trình cần bảo vệ.

Để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống lưới thép, cần sử dụng lưới thép chuyên dụng có độ bền không thấp hơn inox 304. Các sợi thép đan lưới phải có đường kính tối thiểu là 0,16 mm và cỡ lớn tối đa của mắt lưới là 0,72 mm x 0,49 mm. Hệ thống lưới thép không gỉ phải được bố trí trong quá trình xây dựng công trình để tạo ra một tấm ngăn liên tục giữa nền và thân công trình, giữa thân công trình này với thân công trình liền kề. Lưới thép không gỉ có thể được gắn với tấm bê tông mác 200 để tạo thành lớp ngăn cách liên tục.

Công trình nào cần chống mối
Sử dụng hệ thống lưới thép không gỉ

Ngoài ra, cần lưu ý không để lưới thép không gỉ tiếp xúc với các kim loại có thể gây ăn mòn tĩnh điện. Theo quy định về phòng chống mối công trình, các vị trí được bố trí lưới thép không gỉ bao gồm mặt nền tầng trệt và tầng hầm, đường ống kỹ thuật đi xuyên qua tường và nền, bề mặt tường tiếp giáp với công trình bên cạnh, tiếp giáp chân tường với nền móng.

Biện pháp xây dựng

Một giải pháp phòng chống mối là tạo lớp ngăn cách để ngăn mối xâm nhập từ nền lên thân công trình, từ trong ra ngoài công trình và ngược lại. Cụ thể, các biện pháp xây dựng phòng chống mối như sau:

Đối với Nền tầng trệt và móng

Trước khi đổ đất cát làm nền, toàn bộ mặt tường móng phải được trát kín bằng một lớp vữa xi măng cát vàng có mác không nhỏ hơn 100 và chiều dày không nhỏ hơn 3cm.

Mặt nền công trình sau khi được đầm chặt phải trát kín bằng một lớp vữa xi măng cát vàng có mác không nhỏ hơn 100 và chiều dày không nhỏ hơn 3cm trước khi lát nền.

Lớp vữa xi măng cát vàng phải được miết chặt để hạn chế kẽ hở giữa mặt nền và thân công trình.

Đối với công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức A, trước khi lát nền phải tăng cường thêm một lớp bê tông đá dăm có mác không nhỏ hơn 200, dày tối thiểu 7cm và trải kín trên lớp vữa xi măng cát vàng ở mặt nền.

Công trình nào cần chống mối
Chống mối bằng biện pháp xây dựng

Sàn và tường tầng hầm

Toàn bộ sàn tầng hầm và tường tầng hầm phải được xây dựng lớp cách ly bằng bê tông có mác không nhỏ hơn 200, dày tối thiểu 7cm.

Chân khung cửa tầng trệt

Tại các chân khung cửa bằng gỗ ở tầng trệt, khi chôn xuống nền phải đảm bảo có lớp bê tông có mác không nhỏ hơn 200 bao kín xung quanh và bên dưới chân khung cho tới mặt nền, chiều dày của lớp bê tông không nhỏ hơn 5cm.

Nhà sàn

Tầng chân cột phải có chiều cao thông thoáng từ mặt nền cứng dạng xi măng cát, gạch lát hoặc bê tông đến mặt dưới của kết cấu sàn không nhỏ hơn 80cm để có thể kiểm tra mọi điểm dưới nền nhà.

Khe lún, khe co giãn

Các khe giữa hai đơn nguyên, nếu đổ bê tông tường đôi hoặc cột đôi tại chỗ phải dùng các vật liệu không có chứa xen-lu-lô để chèn (như tấm vữa, chất dẻo tổng hợp v.v…) để tránh tạo thành nơi trú ngụ và đường đi của mối. Trong trường hợp phải dùng ván gỗ để chèn thì phải xử lý theo quy định về phòng chống mối công trình trước khi sử dụng.

Các loại đường ống trong công trình:

Các đường ống kỹ thuật đi xuyên qua mặt nền hoặc tường móng phải được chèn kín xung quanh bằng vữa bê tông có mác không nhỏ hơn 200.

Riêng đường cáp điện, cáp thông tin phải được đặt trong đoạn ống cứng, bên trong đoạn ống cứng đó phải được bịt kín bằng nút nhựa đường (bitum) có độ dày tối thiểu 5cm và mác nằm trong khoảng từ 60 đến 70 theo quy định về phòng chống mối công trình TCVN 7943:2005.

Bảo quản các kết cấu gỗ và vật liệu chưa xenlulo

Để bảo quản các kết cấu gỗ và vật liệu chứa xenlulo, cần thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra và loại bỏ các kết cấu gỗ và vật liệu chứa xenlulo bị mối tấn công hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng.
  • Sử dụng thuốc bảo quản gỗ có hiệu lực phòng chống mối để phủ kín toàn bộ bề mặt cấu kiện gỗ một lớp mỏng.
  • Đảm bảo sự thông gió và thoáng khí cho các kết cấu gỗ và vật liệu chứa xenlulo để tránh tạo điều kiện ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của mối.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các kết cấu gỗ và vật liệu chứa xenlulo để phát hiện sớm các dấu hiệu của mối và ngăn chặn sự lây lan của chúng.
  • Đối với các công trình mới, cần chọn các loại gỗ và vật liệu chứa xenlulo có khả năng chống mối tốt và sử dụng các phương pháp xử lý bảo quản phù hợp để tránh sự tấn công của mối.
    Công trình nào cần chống mối
    Bảo quản các kết cấu gỗ và vật liệu chứa xenlulo

Sử dụng hàng rào thuốc

Để phòng chống mối bằng hàng rào thuốc, có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Xác định vị trí cần lắp đặt hàng rào thuốc để tạo lớp ngăn cách, không cho mối xâm nhập từ ngoài vào trong công trình và ngược lại.
  • Chọn loại hàng rào thuốc phù hợp, có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của mối. Có thể sử dụng hàng rào ngầm phòng mối hoặc hàng rào trên mặt đất.
  • Nếu sử dụng hàng rào ngầm phòng mối, thực hiện tạo hỗn hợp thuốc với đất lập thành hàng rào phòng mối theo phương thẳng đứng bao quanh liên tục sát bên trong và bên ngoài tường móng công trình. Hàng rào phải được tạo liên tục và không có khoảng trống nào để đảm bảo mối không thể đục xuyên qua được hàng rào.
  • Nếu sử dụng hàng rào trên mặt đất và thuốc chống mối dạng lỏng, đào một lớp đất và khoét lỗ ở độ cao mặt sân tiếp giáp với phần ngoài công trình xây dựng. Sau đó đổ dung dịch thuốc lên bề mặt hào và lỗ rồi lấp đất. Cuối cùng phun lên bề mặt hàng rào một lớp dung dịch thuốc. Nếu đất xốp hoặc đất cát, thuốc sẽ tự thấm xuống và không cần khoét lỗ.
  • Nếu sử dụng hàng rào trên mặt đất và thuốc chống mối dạng bột, đào hào (rãnh) bao quanh bên ngoài sát với mặt tường móng công trình xây dựng. Trộn phần đất đã đào với thuốc chống mối dạng bột và lấp đất lại. Hàng rào phải được tạo liên tục và không có khoảng trống nào để đảm bảo mối không thể đục xuyên qua được hàng rào.
  • Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng hàng rào thuốc thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của mối và ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Công trình nào cần chống mối
Chống mối công trình bằng thuốc 

Lưu ý:
Theo quy định về phòng chống mối công trình:

  • Đối với thuốc dạng lỏng: Hào sâu từ 5 – 10cm và rộng 50cm. Lỗ có đường kính từ 1 – 2 cm và sâu 30 – 40cm, số lượng khoảng 15 – 20 lỗ/1m2 rãnh, hàng lỗ đầu tiên cách chân tường mỏng 5 cm
  • Đối với thuốc dạng bột: Hào rộng 50cm, sâu khoảng 60 – 80cm. Ở những nơi đất đá, gạch vỡ sẽ được rải thuốc chống mối theo từng lớp cách nhau từ 5cm đến 7 cm.

Sử dụng hệ thống trạm bã

Hệ thống trạm bả là một trong những biện pháp phòng chống mối hiệu quả. Các trạm bả được đặt ở những vị trí mà mối thường đi qua để xâm nhập vào công trình hoặc đi kiếm thức ăn trong công trình. Hệ thống trạm bả phải được bố trí thành một lớp bên ngoài và một lớp bên trong, với các trạm bả phải có khả năng nhử và diệt được mối.

Các trạm bả phải được đặt cách nhau từ 1 đến 5 mét, tùy vào từng trường hợp cụ thể, và cách tường móng công trình từ 0,3 đến 0,6 mét. Ngoài ra, cần đặt các trạm bả ở những vị trí xung yếu như khe lún, gốc cây thân gỗ và gốc khóm cây cảnh cạnh chân tường, để giảm thiểu nguy cơ mối xâm nhập.

Công trình nào cần chống mối
Sử dụng hệ thống trạm bả

Các trạm bả phải được kiểm tra định kỳ để khôi phục hệ thống trạm bả nếu bị vi phạm hoặc đặt bả nếu có mối xâm nhập. Thời gian giữa các đợt kiểm tra tối đa là không quá 3 tháng. Khi xây dựng lớp trạm bả bên trong công trình, cần hạn chế lắp đặt trạm bả ở các vị trí ảnh hưởng đến mỹ quan công trình.

Có hai cách sử dụng hệ thống trạm bả để phòng chống mối là sử dụng trạm nhử, định kỳ kiểm tra và đặt bả mối khi phát hiện thấy mối khai thác mồi nhử, hoặc sử dụng trạm bả có sẵn thức ăn và bả, mối sẽ khai thác bả khi xâm nhập và khai thác thức ăn trong trạm bả.

Liên hệ chống mối công trình

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu chống mối công trình. Chúng tôi cam đoan tiến hành theo đúng tiêu chuẩn chống mối công trình đã được quy định. 

  • Trụ sở: Số 15, ngách 99/85/6, đường Đức Giang, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Email: sales@pcs.com.vn
  • Tổng đài: 1900 8689
  • Hotline: 0386 808 999
  • Website: www.pcs.com.vn

Hy vọng với những thông tin mà PCS vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu thêm về công trình nào cần chống mối. Từ đó biết cách lựa chọn biện pháp chống mối công trình phù hợp và hiệu quả. 

Đã copy link

Bài viết liên quan

Chống mối công trình hiệu quả - Giải pháp diệt mối an toàn

Chống mối công trình hiệu quả - Giải pháp diệt mối an toàn

Chống mối công trình vĩnh viễn là việc làm cần thiết nhằm đáp bảo chất lượng an toàn công trình. Các giải pháp diệt mối đưa ra cần thực hiện nhanh chóng & hiệu quả để đảm bảo lợi ích cho nhà thầu thi công.
Các biện pháp chống mối công trình bạn nên biết

Các biện pháp chống mối công trình bạn nên biết

Biện pháp chống mối công trình được thực hiện dựa trên nghiên cứu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định liên quan, cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong việc phòng chống mối. Bài viết dưới đây PCS sẽ đưa ra các giải pháp kỹ thuật và quy trình thi công, ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của mối nguy trong công trình.
Các biện pháp phòng chống mối trước và sau khi xây nhà

Các biện pháp phòng chống mối trước và sau khi xây nhà

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp phòng chống mối cần thiết để bảo vệ ngôi nhà của bạn. Hãy cùng khám phá những giải pháp đơn giản và hiệu quả dưới đây để đối phó với mối nhé.
Cách phòng chống mối khi xây nhà nhanh và hiệu quả nhất

Cách phòng chống mối khi xây nhà nhanh và hiệu quả nhất

Có rất nhiều cách phòng chống mối trước khi xây nhà. Và trong bài viết này, hãy cùng PCS tìm hiểu những giải pháp chống mối công trình hiệu quả nhé.
Các biện pháp diệt muỗi an toàn và hiệu quả

Các biện pháp diệt muỗi an toàn và hiệu quả

Nếu bạn đang cảm thấy bất lực với các vấn đề do muỗi gây ra thì hãy thử ngay các biện pháp diệt muỗi an toàn và hiệu quả dưới đây. Các cách đều rất dễ thực hiện và bạn có thể tự làm tại nhà. Cùng tham khảo nhé.
Cách chống kiến trong nhà vô cùng hiệu quả

Cách chống kiến trong nhà vô cùng hiệu quả

Việc tìm kiếm chống kiến trong nhà là một nhiệm vụ quan trọng giúp không gian sống được sạch sẽ và an toàn hơn. Bài viết này sẽ khám phá cách ngăn chặn kiến xâm nhập, tìm hiểu về các phương pháp diệt kiến hiệu quả và cách duy trì một môi trường sạch sẽ và không có kiến.
Các cách chống kiến hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chống kiến hiệu quả mà bạn nên biết

Tìm kiếm cách chống kiến hiệu quả là một chủ đề đáng quan tâm đối với nhiều người. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các cách chống kiến hiệu quả mà bạn nên biết. Từ những biện pháp phòng ngừa hàng ngày đến việc sử dụng các phương pháp tự nhiên đuổi kiến ra khỏi nhà cực kỳ hiệu quả.
Hiệu quả của thuốc diệt mối công trình xây dựng

Hiệu quả của thuốc diệt mối công trình xây dựng

Trong bài viết sau đây, hãy cùng PCS tìm hiểu về thuốc diệt mối công trình xây dựng và cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả. Từ đó sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn giải pháp diệt mối tốt nhất.