Kiến thức khoa học
về Chấy
Tên khoa học
Phthiraptera
NHẬN DIỆN
Hình dạng của Chấy
Chấy có cơ thể dẹp, trông giống một hạt vừng nhưng cơ thể có màu xám hoặc nâu. Nhộng chấy dài khoảng 1,56 đến 3,17 mm. Chấy là loài côn trùng không có cánh, nhưng có sáu chân khỏe để bám chặt vào da đầu, kí sinh và hút máu người.
SINH HỌC
Vòng đời của Chấy
Vòng đời của chấy trải qua ba giai đoạn: trứng, nhộng và chấy trưởng thành. Một cá thể cái có thể sản sinh ra bốn đến năm trứng mỗi ngày trong suốt một tháng. Ngoài ra, chấy chỉ có thể tồn tại tối đa hai ngày mà không có máu từ vật chủ.
NHẬN DIỆN
Một số loài Chấy phổ biến
tại Việt Nam
GIẢI PHÁP
Làm thế nào để
loại bỏ Chấy?
Với mỗi ngôi nhà, chúng tôi đều kiểm tra kỹ càng, lên kế hoạch phù hợp và triển khai hiệu quả.
KHOA HỌC
Những câu hỏi thường gặp
về Chấy
Tại sao trong nhà/doanh nghiệp tôi lại có Chấy?
Chấy không thể bay, chúng thường lây lan sang vật chủ mới bằng con đường tiếp xúc gần. Trong một vài trường hợp, chấy còn lây lan qua các vật dụng trung gian như: quần áo, ga giường, khăn,... Trẻ em là đối tượng dễ bị chấy tấn công nhất do con trẻ thường xuyên tiếp xúc gần, chia sẻ lược, nón và các vật dụng cá nhân khác.
Chấy có thể gây hại như thế nào?
Chấy không làm lây lan các bệnh truyền nhiễm. Nhưng vật chủ bị chấy kí sinh thường chịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu, các vết cắn của chúng cũng có thể gây lỡ loét hoặc thậm chí là nhiễm trùng thứ cấp nếu không được chữa trị đúng cách.
Dấu hiện nhận biết sự xâm nhập của Chấy?
Cảm giác ngứa ngáy, chảy máu trên da đầu và trứng chấy là những dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết sự xâm nhập của chúng.
KHÁM PHÁ
Những sự thật thú vị
về Chấy
Thời gian sống
-
Chấy chỉ có thể sống sót 48 giờ mà không có máu từ vật chủ.
Chân của chấy
-
Chấy không có cánh nhưng lại có sáu chân cực khỏe.
Hút máu
-
Chấy có thể hút máu vật chủ rất nhiều lần trong ngày.